Kết quả và ý nghĩa Giáo_dục_khoa_cử_thời_Tây_Sơn

Quang Trung ở ngôi trong thời gian ngắn ngủi. Những công việc ông cho thi hành trong 4 năm sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mới thu được kết quả bước đầu. Những việc ông làm thể hiện hoài bão lớn muốn thoát ly khỏi sự lệ thuộc về văn hóa đối với bên ngoài, cụ thể là thay thế chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính của quốc gia[8]. Các nhà sử học cho rằng: đây là chính sách tiến bộ về mặt văn hóa; dù chưa có điều kiện để thực hiện triệt để, song nó đã đánh dấu một bước thắng lợi của tiếng nói dân tộc Việt trong bối cảnh xã hội đương thời khi có nhiều thế lực phong kiến đối lập có ý định phá hoại, gièm pha những kết quả tiến bộ đó[8].

Dù còn một số phản ứng trái ngược của một số nhân sĩ ủng hộ nhà Lê và chống đối Tây Sơn, trào lưu văn hóa mới vẫn phát triển, với sự xuất hiện của nhiều nhà văn chữ Nôm xuất sắc như Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Lê Ngọc Hân

Sau khi Quang Trung đột ngột qua đời (tháng 9 năm 1792), việc dịch sách không được vua con Nguyễn Quang Toản tiếp tục cho thực hiện. Trong thời gian trị vì, Quang Trung chỉ mới tổ chức được 1 khoa thi Hương, còn khoa Tiến sĩ thì chưa tổ chức được khoa nào. Những chủ trương mà ông vạch ra không được thực thi triệt để.